CÂU LẠC BỘ HÀ NỘI (KLUB HA NOI)

SEA-l - tehdy Klub Hanoi - được thành lập vào năm 2002 bởi các sinh viên đi thực tập tại Hà Nội (bây giờ đã là các sinh viên tốt nghiệp) ngành Việt Nam học - Khoa Triết trường Đại học tổng hợp Sác –lơ tại Hà Nội. Ban đầu dự định như là một tổ chức không chính thức của sinh viên.
Quá trình hình thành, phát triển
SEA-l - tehdy Klub Hanoi - được thành lập vào năm 2002 bởi các sinh viên đi thực tập tại Hà Nội (bây giờ đã là các sinh viên tốt nghiệp) ngành Việt Nam học - Khoa Triết trường Đại học tổng hợp Sác –lơ tại Hà Nội. Ban đầu dự định như là một tổ chức thân hữu, không chính thức của sinh viên. Thông qua trang web http://www.klubhanoi.cz/ muốn mang lại những thông tin mới từ Việt Nam qua con mắt độc lập của sinh viên ngành Việt Nam học, nhưng chủ yếu là để làm quen với công chúng Séc ở thời điểm đấy chỉ nhìn thấy người Việt như là những người "bán chợ trời " làm quen với truyền thống Việt Nam, lịch sử phức tạp và vẻ đẹp tự nhiên. Tên được chọn "đối cực" với câu lạc bộ Việt Nam Klub Praha, có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và kết hợp các sinh viên tốt nghiệp trước năm 1989 tại Tiệp Khắc.
Klub Hanoi là một hội công dân tự nguyện. Thành viên của Kub Hanoi bao gồm tất cả những ai, trước hết là người Séc và người Xlovakia, quan tâm tới Việt Nam, yêu thích và có nhu cầu tìm hiểu phong tục, lịch sử, văn hóa Việt Nam. Đó cũng là những người có ý thức giữ gìn và phát triển mối quan hệ truyền thống giữa hai nước và nhân dân hai nước Séc - Việt Nam.Nhờ sáng kiến và nhiệt tình vận động của các sinh viên Séc và Xlovakia học ngành Việt Nam học ở Hà Nội, Câu lạc bộ được thành lập vào ngày 24 tháng 5 năm 2003. Cuối năm 2003 đầu năm 2004, Câu lạc bộ đã được Bộ Công an CH Séc thẩm định và ghi nhận như một tổ chức hiệp hội công dân. Từ khi thành lập đến nay, Câu lạc bộ đã từng ngày tiếp nhận sự cổ vũ, tham gia của rất nhiều bạn bè Việt Nam và các công dân Cộng hoà Séc - những người từ nhiều lý do và động cơ khác nhau đã quan tâm tới Việt Nam và người Việt Nam ở châu Âu. Trong năm 2004 đến giữa năm 2005, Câu lạc bộ đã có thêm 50 thành viên mới.
Mục đích của Câu lạc bộ
1. Giữ gìn quan hệ giao tiếp giữa những người có quan tâm tới Việt Nam; Đóng góp tích cực cho những hoạt động hữu nghị; Tăng cường quan hệ với những người Việt Nam đã và đang sinh sống tại CH Séc.
2. Giới thiệu rộng rãi trên mạng Internet các bài viết về lịch sử Việt Nam, văn hoá Việt Nam; Góp phần xây dựng và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa người Séc, người Xlovakia với cộng đồng người Việt Nam đang sống ở Trung Âu.
3. Góp phần tăng cường tình đoàn kết của cộng đồng người Việt Nam trên đất Séc.
4. Góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá Việt Nam của người Việt Nam trên đất Séc.
Các hoạt động hợp tác
Câu lạc bộ đã tiến hành xây dựng và phát trtiển trang Web klubhanoi.cz để thông tin về các sự kiện chính trị văn hoá quan trọng ở Việt Nam, cung cấp những tri thức đại cương để người đọc có sự chuẩn bị trước khi đi vào tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử, văn hoá, văn học, nghệ thuật Việt Nam; Thông báo kịp thời các hoạt động văn hoá có liên quan tới Việt Nam diễn ra trên đất Cộng hoà Séc và Xlovakia. Các trang Web KlubHanoi hàng ngày đã có khoảng từ 100 đến 150 truy cập, đọc và trao đổi. Trang Web này đã trở thành địa điểm gặp gỡ vô hình của những người quan tâm tới Việt Nam, bao gồm các nhà chuyên môn và công chúng độc giả mọi lứa tuổi, thành phần.
Câu lạc bộ đã cung cấp cho các thành viên và độc giả rộng rãi một khả năng sử dụng quỹ sách của Câu lạc bộ, được gọi là Thư viện Klub Hanoi. Trong khả năng tài chính giới hạn, Câu lạc bộ vẫn thường xuyên bổ sung cho Thư viện những đầu sách mới.Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề của các thành viên chuyên nghiên cứu trong lĩnh vực Việt Nam học, như các chuyên đề về Nhập cư, Bản sắc văn hoá, Liên kết cộng đồng thiểu số v.v. giúp ích cho những người làm công tác quản lý nhà nước, các giáo viên và sinh viên Séc. Các bài giảng và hội thảo chuyên đề nói trên thường kèm theo triển lãm ảnh minh hoạ về Việt Nam, như ảnh về tập quán sinh hoạt, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, nghệ thuật ẩm thực v.v.
Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều triển lãm và dạ hội văn hoá Việt Nam. Trong năm 2005, Câu lạc bộ đã tổ chức Tuần phim Việt Nam đương đại, triển lãm ảnh về các dân tộc vùng cao Việt Nam. Đầu năm 2006 sẽ xuất bản tuyển tập truyện ngắn Việt Nam.
Câu lạc bộ đang phát triển quan hệ giao lưu ở Việt Nam, nơi mà Câu lạc bộ hiện đang có lượng độc giả trang Web khá thường xuyên và đông đảo. Tại thành phố Hồ Chí Minh Câu lạc bộ đã cộng tác tốt với một tổ chức bạn hữu là Câu lạc bộ Praha (Klub Praha) - nơi hội tụ các cựu sinh viên Việt Nam tại Tiệp Khắc cũ.
Câu lạc bộ đã xuất bản nhiều cuốn sách có giá trị thông tin bổ ích như: Bulletin 2005, Trẻ em Việt Nam trong các trường học Séc v.v. Các tác phẩm văn học dịch như: Tuyển tập truyện ngắn Việt Nam đương đại (E. Pechová, J. Ičo, K. Nováková, J. Kocourek... dịch), Thơ Hồ Xuân Hương (P. Komers dịch) cũng đang được Câu lạc bộ gấp rút cho ra mắt độc giả Séc.
Câu lạc bộ đã đóng góp phần lịch sử của mình trong quá trình công nhận Dân tộc thiểu số Việt Nam tại CH Séc trong những năm 2012.
Trong cuộc họp Hội đồng dân tộc thiểu số ngày 28/5/2012, Câu lạc bộ Hà Nội được mời tham dự và trình bày những đánh giá chuyện môn về sự hình thành quan hệ giữa hai nước. Chủ tịch Câu Lạc bộ “Hanoi”, ông J. Kocourek phát biểu về lịch sử quan hệ giữa hai dân tộc. Đặc biệt, ông Kocourek chỉ ra chi tiết người Séc đầu tiên đến Việt Nam từ thế kỷ 14 và những học sinh Việt Nam đầu tiên đến Séc từ tận những năm 40 của thế kỷ trước.
Trong phần kết luận, ông Kocourek khẳng định Cộng đồng Việt Nam đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu về Sắc dân thiểu số trên mọi phương diện: Dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử hình thành.... Theo ông Kocourek, quy chế Dân tộc thiểu số và thành viên trong Hội đồng Dân tộc thiểu số nên được thông qua và ông cũng nói thêm một điều quan trọng, rằng: Đối với cá nhân ông, quyết định công nhận đó chỉ là vấn đề thời gian khi nào sẽ xảy ra và không thể đảo ngược được khi các thế hệ tiếp theo gốc Việt đã hòa nhập hoàn toàn vào xã hội Séc sẽ trực tiếp có tiếng nói và yêu cầu.
Sau nhiều năm phát triển và đồng hành cùng Cộng đồng người Việt tại CH Séc, Câu lạc bộ Hà Nội đã phát triển lên tầm cao hơn, trở thành hiệp hội của những người quan tâm đến Đông Nam Á và đặc biệt là đến Việt Nam, văn hoá, lịch sử, truyền thống và đời sống cộng đồng của người Việt tại Cộng hòa Séc.Tuy nhiên, trong năm 2009, Klub Hanoi - các thành viên tích cực nhất đã cảm thấy không còn sức lực. Phần lớn các hoạt động của họ dành cho KH diễn ra hoàn toàn trên cơ sở tình nguyện. Mặc dù đã có một tiềm năng lớn cho sự độc lập và quyền công dân, sự quan tâm đến các hoạt động của Klub Hanoi đã lan rộng và trên thực tế không thể đáp ứng chỉ trong thời gian rảnh rỗi của các thành viên. Chúng tôi quyết định xin tài trợ từ ngân sách nhà nước, trợ cấp từ các tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ và Liên minh châu Âu. Chúng tôi đã kết hợp thành với ý tưởng của nhóm nghiên cứu Mgr. Jiří Kocourek - ứng dụng xã hội học, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục, hội nhập và thực hiện các dự án hợp tác và phát triển.
Trong cùng năm đó do sự hợp tác nêu trên và kinh nghiệm đã có Klub Hanoi đã xin được dự án đầu tiên - ba năm được tài trợ bởi Quỹ Xã hội châu Âu, trong đó chủ yếu là giúp tiếp tục các hoạt động của Klub Hanoi. Dự án dựa trên các hoạt động hiện tại của Klub Hanoi trong lĩnh vực làm quen số đông người Séc với văn hóa Việt Nam và sự hội nhập của Người Việt vào xã hội với trọng tâm là giữ gìn bản sắc văn hóa của họ. Được tập trung vào việc giảng dạy tiếng Séc và các cuộc hội thảo về hội nhập hữu ích được thiết kế đặc biệt cho các thành viên của cộng đồng người Việt, cả việc đào tạo được công nhận cái gọi là: trợ lý giao văn hoá cho các ứng cử viên nói tiếng Việt và tiếng Séc, chủ yếu là sinh viên lớn lên từ bé tại C.H Séc. Mục đích của khoá học đầu tiên được tổ chức tại C.H Séc là đào tạo được người dịch vụ giao văn hoá song ngữ và người tư vấn viên có thể để giúp hiểu về hai nền văn hóa và hướng các thành viên giao tiếp hiệu quả ở một mức độ chuyên nghiệp.
Với sự ra đời của bộ luật dân sự mới, Klub Hanoi đã thay đổi không chỉ địa vị hiệp hội công dân, mà còn cả tên. Chúng tôi đã quyết định mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang các nước Đông Nam Á khác, như dự định ngay từ đầu của Klub Hanoi. Vào tháng giêng năm 2023, tên hiệp hội của chúng tôi đã thay đổi thành South East Asia – liaison, z. s.
Thông tin liên lạc:
- Website: www.sea-l.cz/vi/
- Email: sea-l@sea-l.cz
- +420 601 310 001 (CZ/VIET/EN)
- +420 601 310 002 (CZ/VIET)